Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020

Apple đồng ý trả 18 triệu USD để giải quyết dứt điểm vụ kiện cáo buộc hãng cố tình “làm hỏng” FaceTime

Trong phiên tòa tổ chức hôm thứ Hai, Apple đã đồng ý chia 18 triệu USD tiền phạt cho các nguyên đơn. Họ là những người đã kiện Apple vì làm vô hiệu hóa FaceTime trên iPhone 4 và iPhone 4s của họ vào năm 2014.

Apple đồng ý trả 18 triệu USD để giải quyết dứt điểm vụ kiện cáo buộc hãng cố tình “làm hỏng” FaceTime - Ảnh 1.

Thỏa thuận bao gồm việc mở một quỹ chung trị giá 18 triệu USD, tức gần 30% tổng thiệt hại trung bình theo ước tính của nhà kinh tế và tư vấn chính sách người Mỹ Justine S. Hastings. Luật sư phía nguyên đơn ước tính, mỗi người thắng kiện sẽ được nhận 3 USD/thiết bị mặc dù số tiền trên có thể tăng. Điều kiện để được nhận bồi thường là các thiết bị iPhone đời cũ như iPhone 4 và 4s của họ phải đang chạy iOS 6 và chưa jailbreak.

Hai người đại diện vụ kiện là Christina Grace và Ken Potter ước tính sẽ được nhận khoản tiền bồi thường 7,5 ngàn USD. Trong khi đó, nhóm luật sư đại diện vụ kiện tập thể sẽ được hưởng 30% số tiền bồi thường, tương đương 5,4 triệu USD cho phí luật sư và 1,1 triệu USD tiền bồi hoàn các chi phí phát sinh.

Thỏa thuận giải quyết trên của Apple được đưa ra trong bối cảnh vụ kiện đã kéo dài hơn 3 năm chưa ngã ngũ. Và những người đâm đơn kiện Apple vẫn tiếp tục theo đuổi vụ kiện đến cùng.

FaceTime ra mắt vào năm 2010 dưới dạng công nghệ truyền hình trực tuyến cho iPhone. Tại thời điểm đó, Apple đã sử dụng hai phương thức chuyển dữ liệu âm thanh và video giữa nhiều thiết bị. Đầu tiên Apple sử dụng kết nối trực tiếp ngang hàng (P2P) và sau đó là phương thức chuyển tiếp dựa vào máy chủ của bên thứ ba. Các cuộc gọi FaceTime khi đó sử dụng máy chủ của Akamai đã khiến Apple tốn kém rất nhiều so với kỹ thuật P2P.

Apple đồng ý trả 18 triệu USD để giải quyết dứt điểm vụ kiện cáo buộc hãng cố tình “làm hỏng” FaceTime - Ảnh 2.

Tuy nhiên cho đến năm 2012 khi công nghệ P2P của Apple bị phát hiện vi phạm bằng sáng chế thuộc sở hữu của VirentX. phiên dịch Sau đó tòa án ra phán quyết buộc Apple phải ngừng sử dụng các giao thức kết nối trực tiếp và chuyển hướng các cuộc gọi FaceTime thông qua các máy chủ chuyển tiếp của bên thứ ba. Và tất nhiên điều này khiến ban lãnh đạo Apple đứng ngồi không yên vì tốn kém chi phí.

Để giải quyết vấn đề liên quan đến chi phí máy chủ, Apple đã tự mình phát triển giao thức ngang hàng mới và giới thiệu trên iOS 7 ra mắt vào năm 2013. Vào thời điểm đó, một phần chủ sở hữu iPhone 4 và 4s chưa sẵn sàng nâng cấp từ iOS 6 lên iOS 7 vì lý do hệ điều hành mới gây ra các lỗi trên các thiết bị cũ, đặc biệt là FaceTime. Điều này được lý giải vì Apple muốn người dùng hạn chế sử dụng phương thức kết nối cũ trên iOS 6 sử dụng máy chủ của Akamai.

Chính vì lý do đó nhiều người cho rằng, Apple đã cố tính "phá hỏng" FaceTime để khuyến khích người dùng nâng cấp lên iOS 7. Trong khi đó phía Apple đổ lỗi cho vấn đề tương thích khi người dùng nếu muốn dùng FaceTime ổn định, tốt nhất nên nâng cấp lên iOS 7.

Phía bị đơn là Apple sau đó đã chấp nhận theo vụ kiện cho tới tháng 1/2020 vừa qua trước khi đồng ý với bản thỏa thuận giải quyết vụ kiện.

Tham khảo AppleInsider

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

Vợ chồng tố cáo cán bộ công an bảo kê Đường “Nhuệ” bất ngờ được tại ngoại

TAND Cấp cao tại Hà Nội vừa quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với bị cáo Phạm Văn Lẫm (SN 1962, trú tại phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình) và bị cáo Nguyễn Thị Quyết (SN 1967, vợ ông Lẫm).

Trước đó, ông Lẫm, bà Quyết bị TAND tỉnh Thái Bình tuyên phạt lần lượt 14 năm tù và 13 năm tù về tội "Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản" theo khoản 4, điều 175, Bộ luật hình sự. Hiện tại, vụ án đang trong quá trình chờ xử phúc thẩm theo quy trình. Biện pháp bảo lĩnh với 2 bị cáo được áp dụng cho đến phiên phúc thẩm.

Trao đổi với PV, luật sư Trần Hồng Lĩnh (thuộc Đoàn Luật sư TP. Hải Phòng - là người bào chữa cho ông Lẫm, bà Quyết) cũng xác nhận thông tin trên và cho biết, TAND Cấp cao tại Hà Nội chính thức thay đổi biện pháp ngăn chặn từ "Tạm giam" sang biện pháp "Bảo lĩnh" để chờ dịch thuật xét xử phúc thẩm từ sáng sớm hôm nay.

Luật sư Lĩnh nói, sau khi hoàn thành các thủ tục đến gần trưa, hai vợ chồng ông bà Lẫm, Quyết đã về nhà.

"Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn này không có gì lạ cả, tôi là người bào chữa, tôi rất hiểu hồ sơ vụ án này. Tôi cho rằng, hôm nay mới thay đổi biện pháp ngăn chặn đã là quá muộn", ông Lĩnh nói.

Còn anh Nguyễn Văn Hà (SN 1989, con trai ông Lẫm, bà Quyết) cho biết, bộ mẹ anh đã về đến nhà buổi trưa cùng ngày.

Theo hồ sơ vụ án, năm 2013 và năm 2016, ông Nguyễn Văn Lẫm và bà Phạm Thị Quyết vay số tiền 900 triệu đồng của ông Đỗ Văn Tới bằng hợp đồng thế chấp tài sản là chiếc xe ô tô Camry, biển số 17K-9966, cam kết không thế chấp, không bán cho, tặng bất kỳ tổ chức, cá nhân nào nếu không được sự thỏa thuận của ông Tới trong thời gian vay số tiền trên.

Ngày 12/4/2017, khi chưa trả nợ số tiền trên cho ông Tới, ông Lẫm và bà Quyết đem chiếc xe đã thế chấp vay tiền của ông Tới bán cho ông Phạm Công Tự mà không được sự đồng ý của ông Tới, nhưng vẫn nói dối ông Tới là chưa bán xe.

Đồng thời, gian dối, nại ra lý do ông Nguyễn Xuân Đường (tức Đường Nhuệ , SN 1971, phường Kỳ Bá, TP Thái Bình) chiếm đoạt Công ty TNHH Lâm Quyết làm mất giấy biên nhận trả tiền cho ông Tới để chiếm đoạt số tiền 900 triệu đồng.

Do đó, Viện KSND tỉnh Thái Bình truy tố vợ chồng ông Lẫm, bà Quyết tội danh trên.

Hi hữu: Trọng tài cay cú, đòi “ăn thua đủ” sau khi nhấc bổng rồi ném võ sĩ xuống sàn

Pha hành xử gây bất ngờ của trọng tài

Website dịch thuật 153.com của Trung Quốc mới đây đã đăng tải đoạn clip khá hi hữu về sự cố  trọng tài  tấn công võ sĩ ở một trận đấu boxing. Được biết, đây là trận thượng đài trong khuôn khổ một giải đấu nghiệp dư diễn ra tại Brazil từ năm 2018. Danh tính của vị trọng tài không được tờ báo Trung Quốc nhắc tới.

Xuất phát từ tình huống hai võ sĩ giằng co với nhau, vị trọng tài chính đã can thiệp bằng cách kéo hai võ sĩ ra để trận đấu được tiếp tục. Tuy nhiên, ngay sau đó, do bất bình với thái độ của một võ sĩ nên vị trọng tài trong nháy mắt đã nhấc bổng rồi ném tay đấm này xuống sàn.  Tiếp đó, trọng tài ra hiệu ngăn cản võ sĩ còn lại ra đòn khi đối thủ của anh đang nằm dưới sàn.

Chưa dừng lại ở đó, trọng tài còn quyết "ăn thua đủ" bằng cách thủ thế rồi thách thức võ sĩ mà ông vừa quật ngã. Mọi chuyện chỉ dừng lại khi một số thành viên trong ban tổ chức đứng ra can thiệp.

Hi hữu: Trọng tài cay cú, đòi “ăn thua đủ” sau khi nhấc bổng rồi ném võ sĩ xuống sàn - Ảnh 2.

Trọng tài tiếp tục thách thức sau khi đã ném võ sĩ xuống sàn.

Sau khi đăng tải đoạn clip, tờ báo Trung Quốc bình luận tỏ vẻ rất ấn tượng với vị trọng tài: " Trọng tài đã có một tình huống ra đòn quá hoàn hảo với võ sĩ trên võ đài. Chắc chắn, vị trọng tài phải là một bậc thầy về võ thuật thì mới thực hiện được cú đánh nhanh gọn tới vậy. Trong mắt của nhiều người thì trận đấu này, trọng tài mới là người giành chiến thắng chứ không phải hai võ sĩ".

Chiến trường K: Đặc nhiệm Quân tình nguyện VN tóm sống cận vệ, vây bắt "cá lớn" - Trùm diệt chủng Polpot

Bắt sống 2 tên lính Polpot nhưng lại để "cá lớn vượt ngục"

Trong chiến dịch Tà Sanh, Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 866, Sư đoàn 31, Quân đoàn 3 của chúng tôi trên Chiến trường K được lệnh tiếp tục lùng sục phía Tây Bắc Tức Sóc, tìm kiếm kho tàng của địch.

Ở đại đội 1 có Dương tiểu đội trưởng cối 60mm, quê Nghĩa Đàn Nghệ An. Dương rủ Khuê, quê ở Quỳ Hợp Nghệ an đi xăm tìm hầm.

Chiến trường K: Đặc nhiệm Quân tình nguyện VN tóm sống cận vệ, vây bắt cá lớn - Trùm diệt chủng Polpot - Ảnh 1.

Tác giả Lê Tài - Nguyên Đại đội phó C7, D2, E866, Sư đoàn 31, Quân đoàn 3 trong Chiến tranh Biên giới Tây Nam.

Khuê là một trong những người ở lại cảng Bến Thủy trông coi hàng hóa cho sư đoàn từ năm 1977. Mãi dịch thuật đến Tết năm 1979 hàng hết, mới về lại đơn vị cũ được mấy ngày. Hôm đó do chủ quan khinh địch nên chỉ có Khuê mang theo khẩu AK, còn Dương cầm cây thuốn.

Đang dò tìm Khuê nghe tiếng động, ngẩng lên phát hiện hai thằng địch đi đến gần, trong đó một thằng cao gầy, mang AK đi trước. Tên thấp đậm mang súng ngắn K59 đi sau. Không biết tiếng Campuchia, Khuê quay sang hỏi Dương:

- Giơ tay lên tiếng K là gì?

Dương trả lời:

- Là Lớc đay lơng.

Chỉ cần thế, chờ chúng đến sát, từ trong bụi le, Khuê nhảy ra gí súng vào ngực thằng mang súng ngắn hô:

- Lớc đay lơng.

Hai tên địch hoảng hồn giơ tay đầu hàng. Dương nhanh chóng nhảy ra tước súng, cởi áo chúng trói lại, dẫn về giao cho tiểu đoàn. Tại đây chúng khai là đại đội trưởng và liên lạc.

Chiến trường K: Đặc nhiệm Quân tình nguyện VN tóm sống cận vệ, vây bắt cá lớn - Trùm diệt chủng Polpot - Ảnh 2.

Bộ đội tình nguyện Việt Nam trên chiến trường K cứu giúp và đưa người dân Campuchia trở về quê cũ sau thời gian dài bị quân Pol Pot lùa vào các trại lao động khổ sai. Ảnh Tư liệu QK9.

Buổi tối trung đội vận tải cùng dân vận canh gác tù binh. Đến khuya thằng chỉ huy xin đi vệ sinh. Lúc đầu lính ta không chịu, nhưng sau thấy hắn ôm bụng quằn quại, thương tình cởi trói. Chỉ chờ vậy tên địch liền xông tới chụp khẩu AK dựng gần đó, bỏ chạy vào rừng ngay trước mũi khẩu 12,7mm.

Lính tiểu đoàn bộ choàng dậy quét 12,7mm, vãi đạn AK theo nhưng không trúng. May là hắn chỉ lo chạy thoát chứ không bắn số lính ta ngủ sát đó.

Mất thẳng chỉ huy của Polpot, bực tức, ban dân vận quay sang khai thác tên liên lạc. Tên lính lúc này mới khai thật ra thằng chạy thoát là Trung đoàn trưởng trung đoàn Cận vệ Phnom Penh, bảo vệ chính phủ Khơ me Đỏ quay lại tìm kim loại quý.

Chắc là hai thằng định đi ăn mảnh rồi đào ngũ. Ban chỉ huy tiểu đoàn nghe vậy tiếc đứt ruột.

Bắt hụt trùm diệt chủng Polpot

Tên tù binh được đưa về trên. Hắn khai được sinh ra ở vùng ngã ba biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngoài tiếng mẹ đẻ còn biết cả tiếng Lào nhưng không biết tiếng Việt, ở đơn vị cận vệ, công vụ cho cả Pol Pot, Ieng Sary và Khieu Samphan(?)

Theo tên này, bọn chỉ huy Khmer Đỏ đều có các tên bí danh. Polpot có tên là Văn, còn Ieng Sary có tên là Eng và Khieu Samphan tên là Phon. Đặc biệt hắn cho biết Polpot bị bệnh tim, di chuyển phải có người khiêng, không tự đi được.

Sau khi được tuyên truyền vận động, hắn nhất trí dẫn lực lượng ta đuổi theo Polpot và bọn đầu não. Nhiệm vụ này được Quân đoàn giao cho tiểu đoàn trinh sát, do tiểu đoàn phó Trần Đăng Quế trực tiếp tổ chức và chỉ huy thực hiện.

Toán trinh sát gồm 17 người tính cả chỉ huy, thông tin, y tá và phiên dịch, mang theo cả hỏa lực B40 và M79.

Xe chở toán đặc nhiệm từ Sở chỉ huy tiền phương Quân đoàn chạy thẳng đến Sở chỉ huy của Trung đoàn 886, lúc này đang đứng chân tại Tây Nam Tà Sanh, cách khoảng 5km trên hướng Tức Sóc. Từ đây trở đi có tên tù binh dẫn đường.

Đi được khoảng 1 km về phía Tây Nam, nơi tiểu đoàn 1 đã đánh chiếm, tên tù binh chỉ đây là chỗ trú quân của Polpot trước khi ta đánh vào Tà Sanh. Hắn chỉ vị trí cụ thể từng chỗ nằm của từng tên đầu não địch.

Chiến trường K: Đặc nhiệm Quân tình nguyện VN tóm sống cận vệ, vây bắt cá lớn - Trùm diệt chủng Polpot - Ảnh 4.

Polpot (trái) cùng chế độ diệt chủng đã cướp đi sinh mạng của gần 2 triệu người vô tội. Ảnh: REUTERS

Đơn vị trinh sát đi tiếp, chiều đến một chân dốc núi cao, phát hiện được mấy sổ ghi nhận điện (dạng của cơ yếu) bằng chữ tượng hình. Như vậy có thể khẳng định cố vấn "nước lớn" vẫn đi cùng Polpot và Trung ương Khmer Đỏ. Ở đó còn có một chiếc máy nổ nhỏ dạng xách tay chúng bỏ lại.

Tiếp tục một quãng đường rừng leo đốc tương đối vất vả, đến chập tối thì toán đến điểm dừng đầu tiên của chính phủ Khmer Đỏ. Cũng như lần trước, tên tù binh chỉ cụ thể vị trí nằm của từng tên đầu sỏ.

Anh Quế cho cả toán dừng lại, bố trí canh gác cảnh giới rồi cùng một tổ đi một vòng vị trí trú quân của chúng. Qua dấu vết để lại có thể có khoảng một tiểu đoàn địch đi theo bảo vệ Polpot và Chính phủ địch. Trú quân một đêm nhưng chúng cũng tổ chức thế phòng ngự rõ ràng, bảo vệ nghiêm ngặt.

Chiến trường K: Đặc nhiệm Quân tình nguyện VN tóm sống cận vệ, vây bắt cá lớn - Trùm diệt chủng Polpot - Ảnh 5.

Các chiến sỹ Quân khu 9 tiêu diệt quân Pol Pot đến gây tội ác ở Phú Cường, xã An Nông, huyện Bảy Núi (An Giang), ngày 19/1/1978. Ảnh: TTXVN

Ngày thứ hai, đội đặc nhiệm tiếp tục cuộc hành trình truy đuổi trên dãy núi Kravanh chạy sát biên giới Thái Lan. Qua hai ngày tiếp xúc, tên tù binh có vẽ ngoan ngoãn và thật thà.

Đến chiều, toán trinh sát cũng đến được vị trí dừng chân thứ 2 của địch. Tên tù binh tiếp tục chỉ từng vị trí của từng tên đầu sỏ nghỉ qua đêm và vị trí các đơn vị bảo vệ.

Có điểm khác biệt là ở đây chúng vứt lại khá nhiều thứ, kể cả những thứ quí như cà phê hòa tan, quần áo các loại… Đặc biêt là cả vali, bộ đồ bộ tiểu phẫu, thuốc trợ tim, B1, B12, Cafein, sâm...

Tên tù binh chỉ cho anh Quế bộ quần áo nào là của Polpot, bộ nào là của Ieng Sari.

Ở đây, tên tù binh nói đi đến đây thì được phái quay lại, nên từ đó trở đi nó không biết nữa. Cũng chiều hôm đó anh Quế báo cáo tình hình về. Quân đoàn cho dừng truy kích.

Lính ta lấy những thứ cho là quý như sâm, thuốc chữa bệnh, dụng cụ y tế, cà phê hòa tan… quay về. Quãng đường quay lại cũng mất gần hai ngày.

Sau khi về đến Sở chỉ huy Quân đoàn, anh Quế lên báo cáo với Trưởng phòng Trinh sát Nguyễn Văn Tức. Trưởng phòng hỏi sao không nhặt mấy bộ quần áo đó để làm chứng. Anh Quế nói anh em mang nặng bết lắm rồi, mà quần áo chúng quá hôi nên ngại.

Trưởng phòng không nói gì thêm. Cuộc truy đuổi coi như kết thúc. Trung đoàn 866 và tiểu đoàn trinh sát có lúc tưởng như đã tóm sống được Polpot và bọn đầu sỏ Khmer Đỏ trên Chiến trường K đến nơi nhưng vẫn hụt. Thật đáng tiếc!

Đại gia khiến bầu Đức phải nể và tình yêu "mù quáng" đến nỗi hư cầu thủ

PHA CƯỚP DIỄN ĐÀN GÂY SỐC VÀ SANG TRANG LỊCH SỬ BÓNG ĐÁ VIỆT NAM

Ở Lễ tổng kết V.League 2011, bầu Kiên khi đó đang khá chìm, bỗng gây ra một cú sốc lớn. Ông bất ngờ lên "cướp diễn đàn" của VFF để phát biểu, có một loạt những chỉ trích gây sốc về Ban điều hành V.League, trọng tài, lãnh đạo bóng đá Việt Nam...

Rồi sau đó, bầu Kiên tung ra quả bom thứ 2, khi tuyên bố ít nhất 6 ông bầu tại V.League, trong đó có bầu Đức, bầu Thắng... đứng về phía ông, muốn thành lập một công ty mang tên VPF để tổ chức và điều hành các giải bóng đá Việt Nam.

Trong thời kì đầu, bầu Thắng làm Chủ tịch VPF còn bầu Kiên chỉ làm phó, nhưng hầu hết các quyết định của tổ chức đều đến từ đại gia Hà Nội. Việc thành lập VPF là một bước ngoặt lịch sử của bóng đá Việt Nam, khi nó giúp các giải quốc gia thương mại hóa tốt hơn, dẫn tới vấn đề kinh tế của CLB và cầu thủ cải thiện không ít dù vẫn còn cần nhiều nỗ lực hơn nữa.

Đại gia khiến bầu Đức phải nể và tình yêu mù quáng đến nỗi hư cầu thủ - Ảnh 1.

ÔNG BẦU YÊU BÓNG ĐÁ "MÙ QUÁNG" ĐẾN NỖI HƯ CẦU THỦ

So với những ông bầu nổi tiếng của bóng đá Việt Nam, như bầu Đức, bầu Thắng, bầu Hiển... bầu Kiên lại đóng vai trò tiên phong. Ông chính là người đi đầu trong xu hướng doanh nghiệp đầu tư vào bóng đá, sau giai đoạn bao cấp, đầu những năm 2000.

Thời kì đầu ấy, bầu Kiên còn gây sốc khi mời HLV tầm cỡ thế giới là Lajos Detari - một huyền thoại của bóng đá Hungary, về dẫn dắt ACB.HN (tiền thân của CLB bóng đá Hà Nội sau này). Tuy nhiên, trong gần 10 năm làm bóng đá sau đó, bầu Kiên không theo đuổi phong trào dùng tiền mua sao để săn danh hiệu.

Vì thế, CLB của ông chỉ lặn ngụp ở top dưới và nhiều lần lên, xuống hạng V.League. Phải tới sau màn "cướp diễn đàn" năm 2011, bầu Kiên mới đầu tư mua sao cho CLB bóng đá Hà Nội để săn danh hiệu.

Đội bóng này khi đó sở hữu đội hình rất mạnh, gồm những Công Vinh, Thành Lương, Timothy... Nhưng đáng tiếc, thành tích đội cũng vẫn không tốt mà trong đó, nguyên nhân lớn đến dịch thuật từ cách quản lý của bầu Kiên. Ông quá yêu chiều các cầu thủ đến nỗi làm hư họ. Sau này trong tự truyện "Phút 89", Công Vinh kể lại:

"Bầu Kiên thương cầu thủ nhưng cũng vì thương nên đâm ra vô cùng dễ dãi. Buổi tối, ai muốn đi đâu thì đi, muốn về mấy giờ thì về. Không một ai kiểm tra" .

"Trên sân tập mạnh ai nấy tập, thậm chí … chả thèm tập. HLV Nguyễn Thành Vinh cũng không thèm siết lại kỷ luật" ...

Đại gia khiến bầu Đức phải nể và tình yêu mù quáng đến nỗi hư cầu thủ - Ảnh 2.

Về phần mình, HLV Nguyễn Thành Vinh thanh minh: "Chính tôi là người chủ động gặp anh Kiên để xin đi, không làm ở Hà Nội ACB nữa. Anh Kiên rất bất ngờ, bảo là không cho tôi nghỉ, không làm HLV thì làm cố vấn. Nhưng tôi nói sức khỏe không tốt, lại mới xây nhà, chỉ có một mình vợ tôi ở nhà.

Tôi có nói "thôi anh tha cho tôi đi" và tôi hứa sẽ không nói chuyện Hà Nội ACB tổ chức thế này thế kia trước báo giới đâu. Sau đó anh Kiên mới suy nghĩ và đồng ý cho tôi nghỉ.

Vì tôi không chịu được, anh Kiên hiền quá. Tôi thấy một điều kì lạ, ACB cứ lên hạng thì lại xuống hạng. Bây giờ Công Vinh nói thì tôi mới nói, nhiều cầu thủ hư, có thể đi chơi bời cả đêm. Nhiều trợ lý của tôi còn giấu tôi" .

"Cậu cứ đá hết mình cho tôi. Cứ đá đàng hoàng rồi xuống hạng cũng được. Tôi mê rồi, vô địch tôi mừng, không thì tôi cũng nuôi" - bầu Kiên từng nói với Công Vinh.

"Cuối cùng, khi tôi về tôi có nói với anh Kiên: "Những chuyện nội bộ đội bóng tôi chỉ nói cho anh thôi. Tôi nghĩ là anh quá tốt và tôi khuyên anh nên thường xuyên tới đội bóng, làm mạnh mẽ về mặt tổ chức thì Hà Nội ACB mới trưởng thành lên được"" - ông Vinh tiếp.

Tiếc là bầu Kiên đã không có cơ hội để thay đổi về cách quản lý bóng đá vì sau đó ông lâm vòng lao lý. Nhưng dù đáng trách khi quá chiều cầu thủ, bầu Kiên vẫn luôn là người mà các "con cưng" của ông không thể chê trách điều gì thêm vì quá tử tế.

"Ông là người la mắng trước mặt, nói tốt sau lưng. Năm 2013, tôi bàng hoàng khi nghe tin chú bị bắt. Dù biết trước số phận của mình nhưng chú Kiên vẫn không nợ tôi một xu tiền lương" - Công Vinh kể.

"BOM TẤN" CHẤN ĐỘNG V.LEAGUE VÀ BÍ ẨN GẦN CHỤC NĂM MỚI KỂ

Trong thời gian hơn 10 năm làm bóng đá, một trong những vụ việc đình đám nhất của bầu Kiên là "cướp" Công Vinh từ bầu Hiển chỉ sau một đêm.

Khi đó, bầu Hiển đã đồng ý gia hạn hợp đồng với Công Vinh, phí lót tay 10 tỷ, lương cao nhất Việt Nam, 80 triệu đồng/tháng. Nhưng sau khi rời nhà bầu Hiển, Công Vinh lại tới gặp bầu Kiên và nhanh chóng ký hợp đồng cùng CLB bóng đá Hà Nội. Có thông tin cho rằng mức phí bầu Kiên lót tay cho Công Vinh lên đến 14 tỷ đồng, lương bằng mức bầu Hiển hứa trả.

Nhiều người chê Công Vinh tham tiền mà bỏ qua cái ơn cũng như lời hứa với bầu Hiển. Nhưng sau này, Công Vinh mới kể lại:

"Thái độ của họ (đồng đội tại HN T&T - PV) thay đổi hẳn. Ngay cả bầu Hiển vốn rất thương, cũng bắt đầu có rạn nứt. Thỉnh thoảng, Thủy Tiên ra Hà Nội thăm tôi và ra xem bóng đá. Đội không may mà thua thì tội vạ trút lên đầu Tiên, nói nàng là điềm dữ của đội bóng" .

Khi "deal" xong hợp đồng mới với Công Vinh, bầu Hiển khi đó đã có ý muốn ngôi sao này từ bỏ quan hệ cùng Thủy Tiên. Điều này khiến cựu sao xứ Nghệ rối trí và lúc ấy, anh gặp bầu Kiên.

Đại gia khiến bầu Đức phải nể và tình yêu mù quáng đến nỗi hư cầu thủ - Ảnh 4.

Bầu Kiên ra những đề nghị giống (và hơn) bầu Hiển nhưng quan trọng nhất, ông không cấm Công Vinh yêu Thủy Tiên. Đến lúc này, sau rất nhiều năm tháng Công Vinh và Thủy Tiên hạnh phúc bên nhau, người ta có thể thật sự tin rằng, mấu chốt khiến CV9 rời bầu Hiển để đến với bầu Kiên là vì Thủy Tiên, chứ không phải chuyện chênh lệch tiền nong vì dù sao, đến với ông bầu nào, Công Vinh cũng sẽ được rất, rất nhiều.

Đại gia khiến bầu Đức, bầu Thắng phải nể nhưng là kình địch của bầu Hiển

Không đổ quá nhiều tiền vào bóng đá, nhưng đầu óc và sự quyết liệt của bầu Kiên khiến bầu Đức, bầu Thắng phải nể. Thế mới có chuyện 2 ông bầu này chịu theo sau, ủng hộ bầu Kiên trong việc thành lập VPF.

Nhưng với bầu Hiển, bầu Kiên lại ở thế đối lập. Không chỉ là thương vụ Công Vinh, việc 2 ông bầu cùng sở hữu CLB bóng đá ở Thủ đô khiến họ lâm vào thế "một núi không thể đứng hai hổ". Ngoài ra, bầu Kiên cũng là người chỉ trích gay gắt việc một ông bầu đứng sau hai CLB thời bấy giờ.

Thế nên mới có chuyện, trong một trận đấu giữa hai đội bóng, bầu Kiên và bầu Hiển cùng xuống sân gặp gỡ, khích lệ đội nhà nhưng lại chẳng thèm chào hỏi, bắt tay nhau dù đứng cách chỉ vài mét.

Chân dung “tiểu tam” trong bế bối ngoại tình của chủ tịch Taobao: Tài năng hiếm có của TMĐT Trung Quốc, kiếm được 20 triệu USD trong 30 phút nhờ bán quần áo

Những ngày gần đây cái tên Trương Đại Dịch đã trở nên nổi tiếng khắp mạng xã hội sau khi cô bị tố cáo ngoại tình với chủ tịch Tưởng Phàm của Taobao, website thương mại điện tử (TMĐT) top đầu của Trung Quốc.

Thậm chí vợ của Tường Phàm đã chỉ đích danh Trương Đại Dịch và lên tiếng dằn mặt: "Đây là lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng tôi cảnh cáo cô, còn dám léng phéng với chồng tôi nữa, tôi sẽ không khách khí đâu, tôi cũng chẳng muốn gây sự. Hi vọng cô giữ tự trọng, hãy tự giải quyết ổn thỏa".

Tuy nhiên, nếu gạt những chuyện đời tư sang một bên để chỉ nhìn vào con đường kinh doanh của cô gái này, có thể công nhận Trương Đại Dịch đúng là một huyền thoại trong mảng TMĐT Trung Quốc.

Gần đây nhất, vào tháng 7/2019, cô lọt vào Top 25 người có ảnh hưởng lớn nhất trên Internet do tạp chí Time công bố, bên cạnh những tên tuổi tầm cỡ như Tổng thống Donald Trump, BTS, Ariana Grande,....

Vậy Trương Đại Dịch đã đi con đường thế nào, có phải vì được "chống lưng" bởi Tưởng Phàm nên cô mới thành công như thế?

Chân dung “tiểu tam” trong bế bối ngoại tình của chủ tịch Taobao: Tài năng hiếm có của TMĐT Trung Quốc, kiếm được 20 triệu USD trong 30 phút nhờ bán quần áo - Ảnh 1.

Từ trái sang phải: Người vợ 'chính thất', chủ tịch Taobao Tưởng Phàm và hotgirl Trương Đại Dịch.

Theo tin tức truyền thông Trung Quốc, Trương Đại Dịch sinh năm 1988, là người mẫu - hot girl có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội. Thời đại học, Trương Đại Dịch làm PG cho nhiều sự kiện lớn nhỏ tại Hàng Châu, sau đó cô mới chuyển sang hoạt động với tư cách người mẫu nghiệp dư và nhận lời chụp ảnh cho các tạp chí thời trang.

Năm 2014, nắm bắt tâm lý người hâm mộ khi mỗi ngày đều nhận được hàng nghìn lời hỏi thăm về xuất xứ những bộ trang phục diện hàng ngày, Đại Dịch dốc tiền tiết kiệm cùng bạn thân Phùng Mẫn mở cửa hàng quần áo trên Taobao. Cô cũng là một trong những hot girl đầu tiên áp dụng cách bán hàng qua livestream, và thu hút tới 9 triệu lượt xem trên mỗi video, theo ước tính của People Pill.

Do được đầu tư về mặt thiết kế, bắt kịp phong cách thời trang giới trẻ lại còn có giá bán vừa phải, các sản phẩm quần áo nhanh chóng mang về thành công cho Trương Đại Dịch. Theo thống kê của Forbes năm 2016, nhờ hoạt động kinh doanh,Trương Đại Dịch kiếm được 46 triệu USD, vượt mặt và bỏ xa gấp đôi "nữ hoàng showbiz" Phạm Băng Băng - người kiếm chỉ được 21 triệu USD. Thậm chí, chỉ riêng ngày độc thân 11/11/2018, mỹ nữ thu về hơn 20 triệu USD sau 30 phút.

Không chỉ dừng lại ở đó, Trương Đại Dịch còn mở rộng mảng kinh doanh sang cả phụ kiện, nội y và mỹ phẩm. Nhãn hiệu làm đẹp Big Eve ra đời và tiếp tục nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ người tiêu dùng. Big Eve bán cả đồ trang điểm lẫn dưỡng da, cũng vẫn dùng hình ảnh của chính cô chủ để quảng bá.

Sang đến 2016, Trương Đại Dịch thành lập công ty Ruhnn Holding chuyên quản lý những người nổi tiếng trên mạng xã hội và đào tạo họ bán hàng qua mạng. Chỉ sau nửa năm mở cửa, Ruhnn Holding thu về gần 20 triệu USD. Sau khi báo cáo tài chính công ty của Trương Đại Dịch được tung ra, phía Alibaba đã nhảy vào đầu tư 300 triệu NDT, chiếm 9,5% cổ phần của Ruhnn Holding và định giá công ty này đã đạt 3,13 tỷ NDT.

Tháng 4/2019, Ruhnn Holding huy động được 125 triệu USD trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ. Đại Dịch đã trở thành cổ đông lớn thứ 2 với 13,5% cổ phần tại công ty.

Chân dung “tiểu tam” trong bế bối ngoại tình của chủ tịch Taobao: Tài năng hiếm có của TMĐT Trung Quốc, kiếm được 20 triệu USD trong 30 phút nhờ bán quần áo - Ảnh 2.

Kể từ khi vụ bê bối tình ái nổ ra, thành công của Trương Đại Dịch khiến nhiều người nghi ngờ có sự trợ giúp từ Chủ tịch Taobao Tưởng Phàm. Tuy nhiên sau đó, tổ điều tra nội bộ của tập đoàn Alibaba đã tiến hành kiểm tra toàn diện về các khoản đầu tư của Alibaba vào Ruhan Holdings.

Kết quả: Quyết định đầu tư vào công ty này năm 2016 không liên quan đến Tưởng Phàm. Tưởng Phàm không có bất kỳ hành vi truyền lãi nào đến hoạt động kinh doanh của Ruhan Holdings và Trương Đại Dịch trên Taobao và Tmall.

Chính Trương Đại Dịch cũng từng khẳng định cô thành công dựa vào khả năng của chính bản thân mình.

"Tôi nghĩ rằng định hướng tương lai đúng đắn cho bản thân là việc làm rất quan trọng trong thời đại này. Và tôi đã làm được điều đó từ 10 năm trước. Thành công của tôi hoàn toàn đều dựa vào khả năng bắt kịp tốc độ phát triển của Internet. Mọi người hãy tin rằng bất kỳ ai cũng thể bước lên đỉnh cao bằng chính tài năng của mình", Đại Dịch chia sẻ với Ifeng.

Tuy vậy, bê bối tình ái lần này đang tác động không nhỏ đến con đường sự nghiệp của nữ doanh nhân 32 tuổi. Chỉ 2 ngày cổ phiếu của Ruhnn Holding đã giảm sâu xuống mức 9,14%, tương đương với 28 triệu USD. Riêng với Trương Đại Dịch, giá trị dịch thuật tài sản ròng đã "bốc hơi" 4,2 triệu USD. Truyền thông Trung Quốc đánh giá vụ lùm xùm có thể đẩy doanh nghiệp của cô vào nguy cơ bị phá sản.

Chân dung hai Thiếu tướng vừa được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an

Ngày 29/4, Văn phòng Chính phủ cho biết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có quyết định bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Công an mới.

Cụ thể, Thủ tướng bổ nhiệm Thiếu tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương, giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an.

Đồng thời, Thủ tướng bổ nhiệm Thiếu tướng Lê Tấn Tới, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an.

Thiếu tướng Lê Quốc Hùng sinh năm 1966, quê ở Thừa Thiên - Huế. Ông tốt nghiệp Đại học Cảnh sát Nhân dân, có bằng cử nhân Lý luận chính trị. Từ tháng 8/2015, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Sau 3 năm 3 tháng giữ chức vụ này, Bộ trưởng Công an điều động ông về công tác tại Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương.

Sau đó, ông được bầu làm Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương đến nay. Năm 2019, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng.

Thiếu tướng Lê Tấn Tới sinh năm 1969, quê quán xã Tân Thành, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Trình độ học vấn: Đại học Cảnh sát nhân dân; Tiến sĩ Luật.

Vào ngành năm 1986, Thiếu tướng Lê Tấn Tới từng trải qua nhiều chức vụ khác nhau: Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng Công an TP. Bạc Liêu, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ và Phó Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu.

Chân dung hai Thiếu tướng vừa được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an - Ảnh 1.

Thiếu tướng Lê Tấn Tới. Ảnh: Quochoi.vn

Vào tháng 10/2019, ông được điều động đến nhận công tác, bổ nhiệm giữ chức vụ Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ (Bộ Công an). Cũng trong năm này, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng.

Ông là Đại biểu Quốc hội khóa XIV, từng giữ chức Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu.

Như vậy, đến nay Bộ Công an có 9 lãnh đạo gồm Bộ trưởng - đại tướng Tô Lâm, cùng 8 thứ trưởng.

8 Thứ trưởng Bộ Công an gồm: Thượng tướng Lê Quý Vương; Thượng tướng Bùi Văn Nam; Thượng tướng Nguyễn Văn Thành; Trung tướng Nguyễn Văn Sơn; Trung tướng Lương Tam Quang; Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc; Thiếu tướng Lê Quốc Hùng và Thiếu tướng Lê Tấn Tới.

Ngoài nhân sự Bộ Công an, dịch thuật Thủ tướng cũng vừa ký các quyết định liên quan đến nhân sự Bộ Quốc phòng.

Theo đó, Thủ tướng giao quyền Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân đối với thiếu tướng Vũ Văn Kha, phụ trách Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng.

Thủ tướng cũng bổ nhiệm đại tá Nguyễn Văn Hưng, Chủ nhiệm kỹ thuật, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, giữ chức vụ Phó Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Bộ Quốc phòng.

Thời điểm quan hệ dễ đạt cực khoái nhất cho cả 2

Cùng tìm hiểu 3 thời điểm quan hệ tình dục dễ đạt cực khoái nhất:

Khi nhiệt độ ấm áp

Tiết trời đầu thu và mùa xuân, khí hậu ấm áp và có nhiều ánh nắng, là yếu tố tốt có tính tích cực hơn với tình dục . Bởi ánh sáng mặt trời sẽ giúp bạn sản sinh gấp đôi lượng hormon testosteron và ham muốn tình dục vì thế cũng tăng theo. Đó là lý do tại sao bạn cảm thấy như có ham muốn quan hệ tình dục nhiều hơn vào mùa thu và mùa xuân.

Ngày thứ tư quý giá

Thông thường các đôi lứa thường chọn và coi những ngày cuối tuần là tốt nhất vừa để nghỉ ngơi, vừa làm chút "thăng hoa". Nhưng điều này chưa hẳn đã đúng. Bởi vì, nếu cứ thực hiện theo một môtíp như vậy và quyết định "nhịn" cả tuần để chuẩn bị tinh thần cho ngày cuối tuần thì cơ thể sẽ thiếu thốn và khó chịu.

Theo đánh giá mới đây của các nhà khoa học, ngày cuối tuần, cùng với tâm lý nghỉ ngơi, hormon testosteron của cơ thể con người cũng có xu hướng nghỉ.

Chính vì vậy, chuyện ấy vào ngày cuối tuần nhiều khi lại không được như ý. Thực ra ngày dịch thuật thứ tư trong tuần mới là thời gian lý tưởng cho chuyện yêu. Vì đây là thời điểm hormon testosteron cao nhất, khiến cho bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng và dễ thăng hoa. "Yêu" vào thời điểm này rất dễ đạt khoái cảm và không cảm thấy mệt mỏi, lại tiếp thêm động lực cho những ngày làm việc sắp tới.

Buổi sáng tốt lành

Không có một khung giờ chuẩn cho tất cả các cặp đôi. Khi còn trẻ, đang ở độ tuổi sung mãn của tình dục (trước 40 tuổi) thì có thể yêu vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Nhưng khi bước vào tuổi trung niên, cùng với những áp lực công việc, gia đình và đã qua độ tuổi sung mãn thì bạn cần nắm vững đặc điểm sinh lý để chọn thời điểm mà khả năng hòa hợp cao nhất.

Mỗi sớm mai thức dậy, đa số nam giới đều thấy "cậu nhỏ" dậy sớm. Cùng với sự cương cứng đều đặn, ham muốn ái ân cũng nảy sinh. Các chuyên gia tình dục cho biết, thời điểm từ 5 - 8 giờ có liên quan đến kích thích dục năng ở cánh mày râu và đây hầu như là thời gian "đỉnh" của họ. Thông thường, đó còn là thời điểm phái mạnh có khuynh hướng cần phóng thích năng lượng nhanh chóng, muốn yêu vội và yêu ngay.

Trong khi đó, phụ nữ thì ngược lại - họ không cảm thấy có gì gợi cảm khi mới thức giấc. Nhưng giờ đây, khi đã biết thời gian yêu thích của chàng, nhất định nàng sẽ thay đổi chính mình để chiều lòng các quý ông. Điều này không chỉ tốt cho chàng, mà còn tốt cho chính bạn bởi những lợi ích khi sinh hoạt tình dục vào buổi sáng sớm như: "yêu" mãnh liệt hơn nhiều vào buổi sáng và rất dễ đạt cực khoái ở cả nam lẫn nữ.

Thêm nữa, khi yêu, cơ thể sẽ tiết ra oxytocin - "hormon tình yêu" giúp con người cảm thấy sảng khoái, yêu đời hơn, xua tan mọi lo lắng, phiền muộn... màu da, mái tóc cũng nhờ đó mà tươi tắn, mịn màng hơn. Chất oxytocin còn giúp cơ thể thanh lọc được các độc tố, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, giúp sức khỏe sung mãn hơn. mạnh và biến tình dục thành bài tập thể dục tự nhiên rất tốt cho tim.

Phải gọi Lee Min Ho là nam diễn viên "có sắc mà thiếu hương" thật rồi, đến tận 2020 vẫn diễn chẳng khác gì thời Goo Jun Pyo!

Chờ đợi một thời gian rất dài, cuối cùng  Lee Min Ho  cũng trở lại sau thời gian nhập ngũ vắng bóng trên màn ảnh. Đây là chàng trai có vẻ đẹp mỹ nam được xếp vào hạng A của làn sóng Hallyu hơn chục năm có lẻ. Đây là chàng trai đã khiến cả Châu Á phải "thổn thức" với cái tên Goo Jun Pyo - quý tử con nhà tài phiệt cầm đầu hội F4 "đẹp hơn hoa" tại ngôi trường danh giá top 1%. Đây cũng là chàng trai khiến nhiều cô gái ngày nhớ đêm mong trong các bộ phim đình đám từ "Boys Over Flowers" (2009), "City Hunter" (Thợ săn thành phố - 2011), "The Heirs" (Người thừa kế - 2013) và gần đây nhất là  "The King: The Eternal Monarch" (Quân Vương Bất Diệt)

Nhắc đến drama Hàn Quốc, không thể không nhắc đến nam tài tử Lee Min Ho. Nhắc đến Lee Min Ho là không thể không nhắc đến chiều cao siêu soái, dáng người siêu mẫu, gương mặt đẹp trai sống mũi thẳng tắp menly (không biết có sửa thật hay không) và sức hút không thể chối cãi với lượng fan siêu đông khổng lồ. Nhưng, nhắc đến BXH các nam diễn viên có khả năng diễn xuất đỉnh cao, thì chắc chắn Lee Min Ho không nằm trong Top 20. Khẳng định này đi ra từ số đông người yêu phim Hàn cho hay, khỏi cần số liệu đánh giá chi cho mệt. Hãy nhìn vào Lee Min Ho với kinh nghiệm 10 năm diễn xuất đang thể hiện những gì trong bộ phim Quân Vương Bất Diệt thì sẽ hiểu.

Phải gọi Lee Min Ho là nam diễn viên có sắc mà thiếu hương thật rồi, đến tận 2020 vẫn diễn chẳng khác gì thời Goo Jun Pyo! - Ảnh 1.

Sau 4 tập phim, chủ đề về "diễn xuất nhàm chán của Lee Min Ho" đang được bàn tán vô cùng sôi nổi, hot hơn cả ratings rớt liên tục của bộ phim. Và thật sự, câu nói "có sắc mà không có hương" đang đúng với Lee Min Ho hơn lúc nào hết. 

Xét riêng trong "Quân Vương Bất Diệt", khán giả đang thấy một Lee Min Ho vô cùng... lạc lối

"Chemistry" giữa 2 nhân vật chính là điều tiên quyết tạo nên thành công cho 1 bộ phim, đặc biệt là phim tình cảm. Điều này tại "Quân Vương Bất Diệt" đang được đánh giá... âm điểm bởi tương tác không "ăn rơ" giữa Lee Min Ho và Kim Go Eun. Thứ nhất, họ không hợp nhau về ngoại hình. Thứ hai, không ai nhìn thấy được "cái tình" hay "điểm thú vị" nào trong ánh mắt, cử chỉ hay cách mà Lee Min Ho và Kim Go Eun diễn cùng nhau. Và hai điều này dẫn đến điều thứ 3, cả Lee Min Ho và Kim Go Eun đều lộ ra mặt dở trong diễn xuất của mình.

Hãy tạm gác nữ chính sang 1 bên và thẳng thắn nhận xét Lee Min Ho trong 4 tập đầu tiên nhé. (Đọc đến đây ai chưa xem phim xin hãy thoát bài kẻo bị spoil, mà theo nhận định của người viết thì đọc spoil còn hấp dẫn hơn 4 tập đầu)

Hết tập 1, bạn sẽ chẳng nhớ nổi câu thoại nào của Hoàng đế Lee Gon do Lee Min Ho thủ vai đâu bởi vì phần lớn thời gian là chuyện xảy ra khi Lee Gon còn nhỏ. Nửa thời gian còn lại là để... phô bày chân dung Hoàng đế Lee Gon - người đàn ông có tất cả khi trưởng thành: nhan sắc cực phẩm, quyền lực tuyệt đối, thể thao môn nào cũng giỏi, một nữ Thủ tướng xinh đẹp bên cạnh làm phương án "backup" và một "chấp niệm" dịch thuật dành cho cô gái ân nhân đã cứu mình khi bé. Và kết tập 1 bằng việc, "bạch mã Hoàng tử" theo đúng nghĩa đen cưỡi ngựa đi loanh quanh thành phố hiện đại và bị nữ chính bắt vì vi phạm giao thông. Ekip sản xuất cho tất cả các cảnh cận thành slow-motion để "phô diễn" sự hoành tráng và nét đẹp của nam chính, vậy là hết tập 1.

Bạch Mã Hoàng Tử trong truyền thuyết đã được tái hiện chuẩn chỉnh. 

Sang tập 2, bắt đầu đi vào mối quan hệ gặp gỡ của nam chính và nữ chính. Ở đó vẫn là những tình huống oái oăm, những câu thoại "trả treo" gặp ở rất nhiều các bộ phim khác và cách thổ lộ tình cảm tưởng rất tự nhiên nhưng lại không thể... gượng gạo hơn của Lee Min Ho. Không biết sự sai trái nằm ở kịch bản và lời thoại quá sến, hay nằm ở diễn xuất không ra được cái hồn ngây thơ do Lee Min Ho truyền tải. Chỉ biết rằng, chúng ta đã phải chứng kiến 1 cảnh ăn gà rán nhạt nhẽo nhất trong nhiều năm trở lại đây. Trên diễn đàn theqoo, phóng viên và netizen Hàn cũng phải bàn luận về cảnh này, họ thốt lên là "quá dở" và đặt tên cho màn ăn gà này của Lee Min Ho là "Mukbang gà kích thích ăn kiêng", giải nghĩa thô ra thì là nhìn Lee Min Ho ăn gà mà không ai thèm ăn nữa, muốn ăn kiêng luôn. Rất phũ nhưng lại khá thật lòng. 

Phải gọi Lee Min Ho là nam diễn viên có sắc mà thiếu hương thật rồi, đến tận 2020 vẫn diễn chẳng khác gì thời Goo Jun Pyo! - Ảnh 4.

Vâng anh, cũng là lần đầu em xem trai đẹp ăn gà chán vậy á!

Tóm nhanh luôn cho bạn Lee Min Ho của tập 3 và tập 4 nhé: anh sống ở 2 thế giới song song, thích "làm phiền" nữ chính, thỉnh thoảng có đá đấm, ăn mặc rất bảnh bao và... tỏ tình bằng toán học. Vâng, điểm nhấn duy nhất của Lee Min Ho trong vai diễn này đó chính là các phân đoạn đọc thoại rất nhanh nhưng... không ai hiểu gì, phải nghe đi nghe lại mới hiểu khi nam chính toàn nói về thuyết song song của Einstein cho đến thuyết "số 0" và thuyết "dấu cộng". À, và cả các bài "nịnh crush" giống y chang các bộ phim trước nữa chứ. 

Phải gọi Lee Min Ho là nam diễn viên có sắc mà thiếu hương thật rồi, đến tận 2020 vẫn diễn chẳng khác gì thời Goo Jun Pyo! - Ảnh 5.

Kể cả trong tình huống thú vị thế này, Lee Min Ho cũng làm nó... bớt hay ho đi rất nhiều bằng cách đọc thoại chẳng có chút biểu cảm nào để người ta ghi nhớ. Ánh mắt nhìn Kim Go Eun thật sự "vô hồn"...

Nghe rất hấp dẫn phải không? Ý là nhân vật Lee Gon ấy. Còn Lee Gon qua diễn xuất của Lee Min Ho thì không được thú vị như vậy. Nếu Lee Min Ho diễn thật tự nhiên, thật cool đúng chất một Hoàng đế học rộng biết nhiều tính lại hay ho thì hẳn là ratings đã không trượt cầu tụt sau mỗi tập như vậy rồi. Thế nhưng, tất cả những gì khán giả nhớ về đó là Lee Min Ho đẹp trai, hết. Dấu ấn diễn xuất hoàn toàn không có. Lee Min Ho vẫn chỉ... ừ thì đẹp đấy, đầu tóc trang phục chuẩn chỉnh trong từng phân cảnh đấy nhưng là một sự đẹp vô hồn, không làm nổi bật được nhân vật của chính mình chứ đừng nói đến hoà hợp với nữ chính giúp bộ phim thú vị hơn. Cách diễn có phần "làm màu" nhưng lại chỉ có "một màu" của Lee Min Ho đã vô tình tạo ra sự chán nản cho người xem.

Lee Min Ho quả nhiên "trẻ mãi không già", diễn xuất năm 2020 vẫn khiến ta liên tưởng đến Goo Jun Pyo của năm 2009

Đây phải gọi là sự lựa chọn quá an toàn của Lee Min Ho hay nam diễn viên thật sự không thể thoát khỏi cái bóng của chính mình? Hoàng đế Lee Gon của "Quân Vương Bất Diệt" nhìn qua nhìn lại chính là sự kết hợp giữa các vai diễn nổi tiếng nhất trong sự nghiệp được "đo ni đóng giày" cho Lee Min Ho gộp lại, hoàn toàn không có sự mới mẻ, "thoát xác" hay dấu ấn đặc biệt nào. 

Lee Min Ho của năm 2009. Lee Min Ho của 2013. Và Lee Min Ho của 2020 không có nhiều sự khác biệt trong cách diễn xuất khiến người xem thấy "nhạt".

Vẫn là vai diễn của 1 anh chàng sinh ra trong nhung lụa, là người thừa kế cả gia tộc, mang trong mình một góc khuất nào đó, gánh trên vai một sứ mệnh và rồi gặp gỡ người con gái định mệnh... Có phải vì nhân vật vốn đã vậy nên Lee Min Ho không có đất để phô diễn sự đa dạng trong diễn xuất của mình không?

Câu trả lời có lẽ là không. Bởi tính cách của các nhân vật Goo Jun Pyo, Kim Tan và Lee Gon rất khác nhau, kể cả bối cảnh sống, thời đại sống hay câu chuyện cuộc đời, diễn biến tình huống trong phim cũng khác nhau. Thế nhưng điều mà ai đã xem hết các bộ phim Lee Min Ho đóng thì đều phải công nhận rằng, nhìn quanh nhìn lại vẫn thấy "bóng dáng" của Lee Min Ho trong các bộ phim trước đấy. Và đây chính là minh chứng cho diễn xuất "một màu" của nam tài tử. 

Đánh nhau...

Vẫn cảm thấy có sự thảnh thơi nhất định...

Biểu cảm gương mặt, từ ánh mắt đến cách đi đứng, từng cử chỉ cho tới cách đọc thoại, vẫn là một chút Goo Jun Pyo, vẫn là một chút Kim Tan và cho đến Lee Gon vẫn giống vậy thì đây có thể gọi là "giới hạn diễn xuất" của Lee Min Ho chăng. Đã hơn 10 năm theo nghiệp diễn mà vẫn không có một sự đột phá và nâng cao được trình độ diễn xuất để "thoát" được các vai diễn cũ, thì chẳng phải đây là một sự dậm chân tại chỗ của 1 diễn viên hay sao? 

Tạm kết

Đương nhiên, xuyên suốt hơn 10 năm lấn sân từ 1 người mẫu sang diễn viên, Lee Min Ho đã có hành trang rất nhiều vai diễn lớn nhỏ khác nhau. Nhưng những dấu ấn đậm nét nhất khiến khán giả nhớ về Lee Min Ho lại chính là những Goo Jun Pyo, là Kim Tan, là thợ săn Lee Yoon Sung trong "City Hunter" chứ không phải những vai diễn còn lại cho thấy khía cạnh khác của anh. Điều này chứng tỏ, những khía cạnh đó của Lee Min Ho chưa đủ hấp dẫn để làm nên nhiều màu sắc khác nhau cho nam diễn viên. Nói Lee Min Ho "một màu" cũng phải khi màu hồng bóng bảy quá mức được phủ lên mọi tác phẩm của anh, cùng với diễn xuất nhạt nhẽo, cách truyền tải nhân vật trăm người như một đã khiến cái mác "có sắc mà không có hương" bám theo Lee Min Ho mất rồi.

Trở lại sau thời gian dài vắng bóng bằng 1 tác phẩm được đầu tư hàng trăm tỷ, Lee Min Ho đóng vai chính trong bộ phim được gọi là "bom tấn truyền hình" Hàn trong năm 2020 với sự mong đợi rất lớn. Nhưng đáp lại, qua 4 tập đầu bộ phim đã cho thấy "mùi" của một "quả bom xịt". 4 tập là quá đủ để khán giả quyết định rằng có nên theo dõi bộ phim này cho đến cuối cùng hay không, và Lee Min Ho, Kim Go Eun lẫn tổng thể của "Quân Vương Bất Diệt" đã làm không tốt ở việc níu chân người xem. Liệu rằng ở những tập tiếp theo, Lee Min Ho nói riêng và "Quân Vương Bất Diệt" nói chung có làm khán giả phải thay đổi suy nghĩ? Cùng chờ đón xem. 

Vi phạm giao thông, thanh niên lăng mạ, xô ngã CSGT đang làm nhiệm vụ ở Đồng Nai

Ngày 29/4/2020, Cơ quan CSĐT Công an huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai ra Quyết định tạm giữ hình sự Nguyễn Xuân Chiến (SN: 1991, quê Hải Dương) về hành vi "Chống người thi hành công vụ".

Theo đó, khoảng 16h ngày 28/4, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) Công an huyện Long Thành tuần tra, kiểm soát trên đường Lê Duẩn, xã An Phước thì phát hiện Chiến lái xe máy BKS: 60G1-098.33, không đội mũ bảo hiểm, xe không có gương chiếu hậu nên CSGT ra tín hiệu yêu cầu dừng xe để kiểm tra.

Chiến không chấp hành mà tăng ga tháo chạy nên bị CSGT truy đuổi khoảng 100m thì đuổi kịp Chiến.

Tại đây, CSGT yêu cầu Chiến xuất trình giấy tờ xe nhưng người này không chấp hành mà có lời lẽ lăng mạ, chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân phẩm đối với lực lượng dịch thuật thi hành nhiệm vụ.

Sau đó, Chiến dùng tay xô đẩy khiến 1 CSGT bị té ngã. Lực lượng chức năng đã khống chế Chiến đưa về trụ sở làm việc.

Được biết, Nguyễn Xuân Chiến có 2 tiền án về tội "Cướp tài sản" và "Cố ý gây thương tích", mới chấp hành án xong vào tháng 10/2018, chưa được xóa án tích, đã tiếp tục phạm tội mới.

Chỉ người cực kỳ thông minh và tinh mắt mới nhìn ra ba cô con gái trong tranh

Tình huống: Ông lão là người Ba Lan, có ba cô con gái tên là Agnieszka, Karolina và Katarzyna. Các con là tất cả đối với ông. Nhưng trong một lần vào rừng, các con ông gặp phải gấu dữ, đã bỏ chạy trốn rồi bị lạc đường. Vậy, chuyện gì đã xảy ra với ba cô con gái? Làm sao để tìm dịch thuật ra họ?

Các bạn hãy nhìn kỹ vào bức tranh, giúp ông lão tìm ra ba cô con gái nhé! Hãy nhìn thật kỹ và cố gắng phát hiên ra cả ba cô con gái.

Nếu bạn tìm ra đủ ba cô con gái cho ông lão thì bạn cực kỳ thông minh và tinh mắt.

Nếu bạn đã "bó tay" thì chúng ta đến với đáp án.

Đáp án:

Chỉ người cực kỳ thông minh và tinh mắt mới nhìn ra ba cô con gái trong tranh - Ảnh 1.

1/ Con gái lớn

Các con đi vào rừng hai hôm vẫn chưa về nhà, ông lão đành lọ mọ vào rừng tìm. Cô con gái lớn vốn hay theo chân cha trèo cây nên bạn để ý nhìn kỹ sẽ thấy bóng dáng cô trên cây. Nghĩa là sau lưng cha, trong tranh.

2/ Con gái út

Cô con gái út hay chơi trốn tìm với cha, nên chui xuống, trốn trong hố hang thỏ. Trong tranh, tương ứng với vị trí dưới bộ râu của cha.

3/ Con gái thứ

Cô con gái thứ vốn tính tự lập nên trong lúc sợ gấu, cô vẫn bình tĩnh suy nghĩ, tìm ra chỗ trốn an toàn nhất. Tìm kiếm mãi, ông lão mới thấy cô trốn trong căn nhà gỗ của chú trong rừng. Tương ứng với vị trí dưới mũi của cha trong tranh.

Nguồn bài và ảnh: Namastest

Khi phụ nữ 40 tuổi không chồng con, không nhà riêng vẫn có thể tìm được hạnh phúc riêng và lựa chọn “đông lạnh trứng” không phải ai cũng hiểu

Theo dữ liệu của Bộ Nội Vụ, năm 2018, dân số sống một mình ở Trung Quốc vượt qua 200 triệu người, trong đó có 80% phụ nữ chủ động sống độc thân. Đặc biệt, hầu hết những người này đều sinh dịch thuật sau năm 1990 trong thời đại tăng trưởng kinh tế. Nhiều người cho rằng, chính giai đoạn này đã làm thay đổi tư tưởng của họ.

Tại các thành phố lớn như Quảng Châu, Thâm Quyến, ngày càng có nhiều phụ nữ chưa kết hôn nhưng đã tự mua nhà riêng cho chính mình. Nhiều người cho rằng: "Vật chất không chỉ mang lại cảm giác an toàn mà giúp bạn trở nên tự tin trong xã hội ngày nay".

Trong những năm gần đây, “trứng đông lạnh” cũng trở thành một hiện tượng xã hội. Tuổi sinh sản vốn dĩ là một vấn đề lớn đối với phụ nữ, người xưa thường hay nói “Không kết hôn thì không được sinh đẻ” . Điều này đã trở thành quan niệm truyền thống không thể thay đổi.

Khi phụ nữ 40 tuổi không chồng con, không nhà riêng vẫn có thể tìm được hạnh phúc riêng và lựa chọn “đông lạnh trứng” không phải ai cũng hiểu - Ảnh 1.

Phụ nữ độc thân chỉ cần theo đuổi sự hạnh phúc bình thường

Gần đây, bộ phim truyền hình Đài Loan “The Making of an Ordinary Woman” đã gây chú ý với công chúng với nội dung về người phụ nữ độc thân. Trong phim, nữ diễn viên Tạ Doanh Tuyên thủ vai một người phụ nữ tên Trần Gia Linh, 40 tuổi, không nhà riêng, không xe, không chồng con, công việc bấp bênh, cuộc sống có vẻ như khá thất bại.

Khi phụ nữ 40 tuổi không chồng con, không nhà riêng vẫn có thể tìm được hạnh phúc riêng và lựa chọn “đông lạnh trứng” không phải ai cũng hiểu - Ảnh 2.

Bằng cách chế giễu áp lực đối của phụ nữ gây ra bởi giáo dục truyền thống và đạo đức xã hội, bộ phim thể hiện tình trạng khó xử của những người phụ nữ trong xã hội thực tế ngày nay. Khán giả nữ xem phim này hầu hết ở giai đoạn từ 35 đến 45 tuổi.

Bộ phim lấy bối cảnh vào những năm 1980, và Trần Gia Linh là người phụ nữ 40 tuổi nhưng không có thứ gì trong tay. Mở đầu phim là đám cưới bạn trai cũ của Trần Gia Linh. Khi cô đến dự tiệc, tất cả bạn bè đều có gia đình, riêng cô thì vẫn lẻ loi nên được mọi người quan tâm đặc biệt.

Sau khi tan tiệc, bạn học cũ bắt xe taxi cho Trần Gia Linh và nói một câu rất tàn nhẫn: “Say rượu ở tuổi 20 thật dễ thương, nhưng say rượu ở tuổi 40 thì đáng thương lắm”.

Công việc của Trần Gia Linh là một trợ lý đặc biệt cho chủ tịch. Ngoài những việc chính, cô còn giúp ông chủ một số việc lặt vặt cá nhân. Cô tự hỏi, những nhân viên trẻ hơn cô thì ai cần công việc này, thậm chí còn có người xinh đẹp hơn cô. Chịu nhiều áp lực và làm nhiều việc không tên, cuối cùng Trần Gia Linh xin thôi việc.

Trong quá trình tìm kiếm công việc mới, người phỏng vấn đã hỏi cô: “Cô nghĩ gì về hạnh phúc?” . Câu nói này đã khiến Trần Gia Linh như “đứng hình” khi nghĩ về những chuyện tình yêu dang dở của mình. Trần Gia Linh đã trải qua 3 mối tình, tất cả đều rất ngắn hạn và không có kết cục tốt đẹp.

Người phụ nữ kết hôn muộn sẽ bị phân biệt đối xử. Không phải đối với người ngoài, mà chính bố mẹ là những người cảm thấy thất vọng nhất. Trong phim, có nhiều cảnh cãi nhau của Trần Gia Linh và gia đình cô ấy. Khi nói đến sự tan vỡ với người bạn trai đã kết hôn, đối với gia đình đây là một sự nuối tiếc.

Tạ Doanh Tuyên, nữ diễn viên Đài Loan từng đoạt giải Kim Mã, sinh năm 1970, người thủ vai Trần Gia Linh trong “The Making of an Ordinary Woman” cũng có cuộc sống giống nhân vật. Cô cũng không có chồng con, không có nhà riêng và làm việc không ổn định, điều này đã khiến cô vô cùng lo lắng, nhưng cô ấy đã chia sẻ với những người phụ nữ đồng cảnh ngộ rằng:

"Đừng quên rằng bạn đang thích bản thân mình như bây giờ, đừng ép buộc bản thân phải làm điều mà không thích, cũng đừng cảm thấy hối tiếc cho xã hội hoặc những người xung quanh bạn. Làm những điều bình thường như bao người, chưa chắc bạn được hạnh phúc".

Tạ Doanh Tuyên chia sẻ, cô rất thích vai diễn này bởi cô cho rằng nhân vật Trần Gia Linh trong phim đã cảm thấy hài lòng với bản thân. Thông thường nữ chính thường sẽ có hào quang, nhưng cô ấy lại chẳng có gì cả. Tạ Doanh Tuyên tin rằng, ngoài đời vẫn có nhiều hoàn cảnh giống như Trần Gia Linh, họ chỉ là những người phụ nữ bình thường và mong muốn theo đuổi sự hạnh phúc bình thường.

Khi phụ nữ 40 tuổi không chồng con, không nhà riêng vẫn có thể tìm được hạnh phúc riêng và lựa chọn “đông lạnh trứng” không phải ai cũng hiểu - Ảnh 5.

"Tôi rất ngưỡng mộ Trần Gia Linh và tôi muốn sống như cô ấy. Cô ấy rất dũng cảm. Cô ấy nói không với những điều mình không muốn. Bây giờ tôi vẫn độc thân, không có nhà, không đối tượng hẹn hò, không có con cái, bạn bè bên cạnh tôi đều đã kết hôn và có con, tôi cũng làm mẹ đỡ đầu cho chúng. Tôi đang rất mãn nguyện với cuộc sống hiện tại, ngay cả khi sống một mình, tôi vẫn có thể chăm sóc cho mình" , Tạ Doanh Tuyên chia sẻ.

Phụ nữ mở ra chủ nghĩa nữ quyền mới bằng việc đông lạnh trứng

Trên thực tế, khi phụ nữ chỉ cần làm chủ được tài chính thì họ có khả năng sống cuộc sống cho riêng mình. Bên cạnh việc đi làm kiếm tiền và tự xây dựng cuộc sống thì đông lạnh trứng đã mở ra một chủ nghĩa nữ quyền mới.

Số lượng trứng của một người phụ nữ đã được định sẵn sau khi sinh ra. Cả đời người phụ nữ có 7 triệu trứng kể từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Sau 35 tuổi, chất lượng trứng sẽ ngày càng tệ. Đến khi trứng không còn rụng nữa thì được gọi là mãn kinh.

Khi phụ nữ 40 tuổi không chồng con, không nhà riêng vẫn có thể tìm được hạnh phúc riêng và lựa chọn “đông lạnh trứng” không phải ai cũng hiểu - Ảnh 6.

Trước đây, những người phụ nữ độc thân ở tuổi 30 buộc phải kết hôn. Cụm từ “quá già để sinh con” buộc họ phải ngừng theo đuổi sự nghiệp, ước mơ và lập gia đình. Vì vậy việc đông lạnh trứng giống như là vũ khí giúp người phụ nữ chủ động trong việc có con.

Vài năm trước, đông lạnh trứng bắt đầu phổ biến ở Trung Quốc. Các ngôi sao nữ dẫn đầu phong trào này chính là Từ Tịnh Lôi. Cô từng tiết lộ rằng mình đã đến Mỹ để đông lạnh trứng.

Trên toàn thế giới, vào năm 2006, độ tuổi trung bình của người đông lạnh trứng là 38 tuổi và sau 10 năm, độ tuổi này giảm xuống còn 36 tuổi và có một trong những trường hợp trẻ nhất ở Đài Loan là 23 tuổi, một sinh viên mới tốt nghiệp Đại học họ Trương.

Khi phụ nữ 40 tuổi không chồng con, không nhà riêng vẫn có thể tìm được hạnh phúc riêng và lựa chọn “đông lạnh trứng” không phải ai cũng hiểu - Ảnh 7.

Cô Trương cho biết, không ai nghĩ rằng sau khi tốt nghiệp, việc làm đầu tiên của cô là đem trứng đi trữ lạnh. Cô nói rằng, mình bị chẩn đoán mắc u nang lạc nội mạc tử cung cách đây một thời gian và ống dẫn trứng cũng bị phù theo.

Vào thời điểm đó, bác sĩ nói rằng cô phải mang thai ống nghiệm trong tương lai, thậm chí chức năng buồng trứng của cô cũng bị ảnh hưởng và không thể mang thai tự nhiên.

Sau khi phẫu thuật cắt bỏ u nang, cô cũng nghĩ đến chuyện có khả năng sẽ phải cắt bỏ buồng trứng, cô đã bình tĩnh suy nghĩ trong vài ngày và quyết định mang trứng đi trữ lạnh. Từ đó trở đi, cô không còn lo lắng về việc kết hôn.

Khi phụ nữ 40 tuổi không chồng con, không nhà riêng vẫn có thể tìm được hạnh phúc riêng và lựa chọn “đông lạnh trứng” không phải ai cũng hiểu - Ảnh 8.

Trên thực tế, công nghệ “trứng đông lạnh” được sử dụng lâm sàng cho bệnh nhân ung thư. Bệnh nhân ung thư nên đông lạnh trứng trước khi điều trị để tránh phá hủy chức năng buồng trứng và tránh bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Cho đến nay, công nghệ trứng đông lạnh vẫn có điều kiện nghiêm ngặt ở nhiều quốc gia. Hầu hết nhiều nước vẫn xem việc đông lạnh trứng là điều trị y tế, không phải là sự lựa chọn cho tất cả mọi người.

Ở Trung Quốc, hiện tại cấm việc phụ nữ độc thân đông lạnh trứng. Ngay cả khi bạn đã kết hôn và muốn đông lạnh trứng cũng phải có 3 loại giấy là giấy kết hôn, chứng minh thư, giấy khai sinh và có thể là giấy chẩn đoán vô sinh.

Điều này từng khiến Từ Tịnh Lôi tức giận: “Có một sinh vật được gọi là phụ nữ độc thân sao?". Một số người nói rằng trứng đông lạnh là liều thuốc giải độc cho việc kết hôn muộn và sinh con muộn. Tuy nhiên, về mặt tâm lý, sau khi đông lạnh trứng, nhiều phụ nữ cảm thấy thoải mái và tự tin, điều này được hầu hết các bác sĩ công nhận.

Một số người nói rằng ý nghĩa lớn nhất của việc đông lạnh trứng đã thực sự mang lại tự do cho phụ nữ. Vì vậy, phụ nữ độc thân không cần phải thấy có lỗi, bất kể là độc thân hay có gia đình, ai cũng muốn mình có được cuộc sống hạnh phúc.

(Nguồn: The Paper)