Michael Gembala là một chuyên gia xây dựng đến từ bang Indiana (Mỹ). 3 năm trước, anh đã dự trù về một tình huống xấu xảy ra nên đã quyết định mua một boongke quân sự cũ, làm bằng bê tông và thép, ở Nam Dakota, để có nơi trú ẩn an toàn cho gia đình trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh...
Có tổng cộng 575 boong-ke ngầm như vậy trong khu vực pháo đài từng được quân đội Mỹ dùng để cất trữ bom và đạn dược từ Thế chiến Hai cho tới tận năm 1967.
Ngày nay, người ta biến chúng thành những "hầm trú ẩn tận thế" có khả năng chịu được vụ nổ hạt nhân, sóng thần, động đất và dịch bệnh.
Gia đình Gembala hiện đang tránh dịch trong một hầm trú ẩn ở bang Nam Dakota.
Những hầm trú ẩn này có nguồn cung cấp năng lượng riêng biệt (năng lượng mặt trời, gió, máy phát điện diesel) và nước sinh hoạt, thực phẩm khô và đồ đóng hộp đủ dùng trong ít nhất 2 năm.
Michael Gembala cùng gia đình anh, bao gồm vợ và 2 con gái nhỏ, đã chuyển vào ở trong hầm trú ẩn của họ từ tuần trước.
Trả lời phóng viên của kênh truyền hình Russia Today từ bên trong nơi trú ẩn của mình, Michael giải thích: " Đây không phải là một ý tưởng kỳ quái đâu.
Con gái của chúng tôi đã trải qua một tai nạn khủng khiếp vài năm trước và người làm cha mẹ như chúng tôi nhận ra rằng bạn không thể kiểm soát mọi thứ".
"Chúng tôi nhận thấy cuộc sống thay đổi mạnh mẽ và nhanh chóng như thế nào và chúng tôi đã nghiên cứu để chuẩn bị sẵn sàng nếu có chuyện gì xảy ra trên thế giới, có như thế chúng tôi mới có thể bảo vệ con cái và gia đình".
Hồi cuối tháng 3 vừa qua, khi thấy tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp ở Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog Mỹ với số ca nhiễm mới tăng lên nhanh, gia đình Gembala đã gói ghém đồ đạc ở Indiana và chỉ 4 tiếng sau họ đã có mặt an toàn ở hầm trú ẩn ở bang Nam Dakota.
Cho đến nay, cả gia đình vẫn "yên ổn dưới lòng đất". Tuy nhiên, vợ của anh Michael đã nghe những tin tức xấu về gia đình ở quê nhà.
Bác gái của cô có thể đã nhiễm virus và bà đang sống cùng bố mẹ già yếu của mình. Gia đình Gembala rất lo lắng cho họ.
Những boongke này nằm ở vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh có thể tránh xa được dịch bệnh, lũ lụt và khó có thể trở thành mục tiêu hạt nhân.
Một số hình ảnh bên trong hầm trú ẩn.
Michael cho biết: "Tại đây, chúng tôi đang ở một trong những nơi an toàn nhất. Chúng tôi đóng gói hành lý và di chuyển trong 4 giờ.
Chúng tôi chuyển đi chỉ vài giờ trước khi lệnh phong tỏa được ban hành ở Indiana, vì vậy đó là thời điểm hoàn hảo. Chúng tôi có đủ thức ăn trong một vài năm".
Để mua được 1 boongke trú ẩn như vậy, gia đình Michael phải chi số tiền 35.000 USD (khoảng 827 triệu đồng theo tỷ giá hiện tại) sau đó tự sửa sang lại nội thất cho hợp với sở thích riêng.
Một số bức ảnh đăng tải trên trang web của công ty Vivos (chuyên đầu tư xây dựng hầm trú ẩn tận thế) cho thấy, một số căn hầm có phòng khách, nhà tắm và phòng ngủ rộng rãi, tiện nghi, trong khi một số khác trông giống khách sạn 4 sao, có cả phòng tập gym, bể bơi, rạp hát hay quán bar.
Không chỉ gia đình Gembala mà rất nhiều người giàu khác trên thế giới đã lựa chọn hầm trú ẩn là nơi ẩn nấp để tránh dịch bệnh trong những ngày Covid-19 đang làm xáo trộn thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét