Thứ Ba, 14 tháng 4, 2020

"Tôi đã khóc rất nhiều": Các bác sĩ rơi lệ nhìn bệnh nhân qua đời trong bất lực, hé lộ điều tàn nhẫn nhất mà Covid-19 mang tới

Một bệnh nhân cao tuổi được đưa vào bệnh viện Manhattan ngay trong đêm. Ông đã ở trong tình trạng cực kỳ tồi tệ, cơ thể yếu đi rất nhanh. H ôm ấy là ca trực của bác sĩ cấp cứu Marissa Nadeau. Cô hiểu tình hình đang xảy ra là như thế nào, và mình còn rất ít thời gian để hiểu được ước muốn cuối cùng của bệnh nhân.

Người bệnh ghi nhận triệu chứng khó thở, hớp từng ngụm không khí một cách khó nhọc, nhưng cử chỉ của ông cho thấy ông không muốn phải dùng đến máy thở - ventilator. Trong khi, đó là hy vọng duy nhất để ông có thể kéo dài sự sống.

Bác sĩ Nadeau hiểu điều đó. Cô đặt một tay lên vai ông, tay còn lại bấm điện thoại gọi cho gia đình bệnh nhân, cho họ biết lựa chọn của ông, và cứ giữ như vậy để họ có thể nói lời giã biệt cuối cùng.

Tôi đã khóc rất nhiều

Đó là lần thứ 3 chỉ riêng trong đêm ấy, bác sĩ Nadeau giúp các bệnh nhân tại Trung tâm y tế của ĐH Columbia được trò chuyện với gia đình lần cuối. 2 người bệnh còn lại cũng đã từ chối sử dụng máy thở - một quyết định có thể xem như tước đi cơ hội sống cuối cùng của họ.

Một trong những điều tàn nhẫn nhất mà Covid-19 gây ra, đó là bệnh nhân chỉ có vài phút ngắn ngủi để trăn trối và lo hậu sự. Và với việc gia đình bệnh nhân phải nói lời giã biệt từ xa (vì không thể vào thăm), các bác sĩ thường rời khỏi phòng bệnh vào khoảnh khắc ấy. Nó quá đau khổ, ngay cả với các y bác sĩ can trường nhất.

Tôi đã khóc rất nhiều: Các bác sĩ rơi lệ nhìn bệnh nhân qua đời trong bất lực, hé lộ điều tàn nhẫn nhất mà Covid-19 mang tới - Ảnh 1.

Bác sĩ Marissa Nadeau

"Tôi đã khóc rất nhiều vào ca trực đó," - bác sĩ Nadeau gửi tin nhắn cho các đồng nghiệp, trên một nhóm chat để tất cả cùng sẻ chia và động viên nhau. "Chắc mấy người sẽ thấy mắt tôi sưng húp trong mấy tuần tới đó."

"Cảm giác của tôi kiểu, mình vào đây để cứu bệnh nhân, nhưng rồi đau khổ nhận ra chúng ta không thể cứu tất cả mọi người."

Trong đại dịch, các nghi thức truyền thống buộc phải hoãn lại. Ở thành phố New York - nơi bị dịch bệnh tấn công nặng nề nhất, nhiều nhà tang lễ thậm chí phải tạm dừng nhận thêm người, nghĩa trang hạn chế người đến, và chính quyền địa phương cảnh báo người dân không tụ tập làm lễ. Mục đích của việc này là để hạn chế dịch bệnh lây lan, bằng cách không cho người dân tiếp xúc với mầm bệnh từ thi thể người chết hoặc sắp qua đời.

Và có lẽ, chẳng ở đâu áp dụng quy tắc ấy nghiêm ngặt hơn các bệnh viện cả.

Những khoảnh khắc không thể nào quên

Đội chăm sóc tích cực của thành phố đã từng chứng kiến một hàng dài thân nhân của người bệnh tới thăm. Các y bác sĩ qua đó có thể tìm hiểu rất nhiều điều về bệnh nhân: ai có người túc trực bên giường bệnh, ai có gia đình lớn, nhiều thế hệ... Nhưng đó là trước đại dịch. Còn giờ, mọi thứ chỉ là quá khứ.

Trong những tuần gần đây, có một số ngoại lệ dành cho người bệnh đang nhập viện vào thời khắc sinh tử. Nhưng kể cả trong trường hợp đó, người thân cũng không được phép vào phòng. Họ sẽ chỉ được liên lạc với người bệnh qua một chiếc điện thoại mà thôi.

Tôi đã khóc rất nhiều: Các bác sĩ rơi lệ nhìn bệnh nhân qua đời trong bất lực, hé lộ điều tàn nhẫn nhất mà Covid-19 mang tới - Ảnh 2.

Hầu hết người bệnh sẽ chẳng được gặp thân nhân của mình lần cuối

Bác sĩ Dylan Watt từ bệnh viện Brooklyn chia sẻ, một trong những hình ảnh khiến ông không bao giờ quên là thời khắc người phụ nữ được gọi tới viện, bởi mẹ của bà - nay đã 90 tuổi - đang tiến tới thời khắc cuối cùng của đời người.

"Người phụ nữ ấy muốn lao đến bên mẹ, nhưng không thể được. Bà chỉ có thể nhìn mẹ thông qua một tấm kính, nước mắt tuôn rơi một cách bất lực thôi," - bác sĩ Wyatt hồi tưởng. "Điều khiến tôi đau lòng nhất là sự cô độc của người bệnh vào những thời khắc quan trọng nhất."

Nhưng người phụ nữ ấy thực chất vẫn có thể xem là may mắn, vì việc được nhìn thấy người thân - dù chỉ là qua một tấm kính - cũng rất hiếm trong thời buổi này. Một số bệnh viện đang quá tải vì có quá nhiều bệnh nhân. Nhiều người thậm chí ra đi trong thầm lặng, không ai biết đến. Một vài trường hợp khác, y bác sĩ không có đủ thời gian để gọi cho người thân, hoặc không thể liên lạc được với họ.

Chẳng hạn như trường hợp bệnh nhân 38 tuổi hấp hối tại bệnh viện Elmhurst (khu Queens, New York) hồi tháng 3, các bác sĩ cố tìm cách gọi điện cho người thân. Nhưng đau lòng thay, mẹ của anh cũng đang được điều trị ở một bệnh viện khác, cũng vì căn bệnh đang làm điên đảo cả thế giới.

Tôi đã khóc rất nhiều: Các bác sĩ rơi lệ nhìn bệnh nhân qua đời trong bất lực, hé lộ điều tàn nhẫn nhất mà Covid-19 mang tới - Ảnh 3.

Một bác sĩ thường để bệnh nhân có 15 phút riêng tư, nói những gì mình muốn với người thân trước khi tiến hành các thủ tục đặt ống máy thở

Với các bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở tình trạng đủ nghiêm trọng để phải dùng đến máy thở, họ sẽ được gây mê trước, bởi quá trình đặt ống là cực kỳ kinh khủng mà không người bình thường nào có thể chịu đựng được.

Khi mô tả cho người bệnh rằng họ sẽ phải trải qua những gì, một số không tin, bác bỏ thẳng thừng. Nhưng phản ứng chung của người bệnh đơn giản chỉ là sợ.

"Tôi cố gắng giải thích rằng khả năng hô hấp bệnh nhân đang ngày càng tệ hơn, và cơ thể anh ta sẽ dần kiệt sức vì điều đó," - trích lời bác sĩ Meredith Jones từ bệnh Trung tâm y tế bệnh viện Brookdale. "Việc phải hô hấp lúc này sẽ trở thành gánh nặng cho cơ thể, và đôi khi cần phải gỡ gánh nặng đó đi, bằng cách để máy móc giúp bạn thở."

"Sẽ phải kéo dài bao lâu? Liệu tôi có chết không?" - người bệnh thường hỏi như vậy.

"Chúng tôi hy vọng cậu có thể tỉnh dậy sau 1 - 2 tuần," - các bác sĩ muốn gieo hy vọng cho bệnh nhân nói. Một số khác thì ngại ngần "Chúng tôi cũng không rõ nữa."

Dẫu vậy, các bác sĩ thường đưa ra một lời khuyên giống nhau trước khi tiến hành thủ thuật đặt máy. "Chúng tôi sẽ gọi cho người thân của anh, hãy nói ra những điều mình muốn." - trích lời một bác sĩ tại bệnh viện Weill Cornell (New York) nói với các bệnh nhân của mình. "Tôi sẽ trở lại sau 15 phút."

Sự cô đơn không thể mô tả thành lời

Thực sự rất khó để mô tả lại cảm giác cô đơn mà người bệnh phải trải qua. Các bác sĩ và y tá, trừ lúc làm việc, thường phải hạn chế vào phòng để tránh nguy cơ lây nhiễm. Thậm chí, có bệnh viện còn nối dài ống truyền tĩnh mạch, để họ có thể vận hành máy từ cửa phòng.

Tại các bệnh viện trong New York, có hàng ngàn bệnh nhân lặng lẽ và cô độc. Một số phải nằm sấp để phổi tiếp nhận oxy tốt hơn. Một số khác phải gây tê tạm thời, để không chống cự lại cỗ máy đang cố gắng thở thay họ.

Tôi đã khóc rất nhiều: Các bác sĩ rơi lệ nhìn bệnh nhân qua đời trong bất lực, hé lộ điều tàn nhẫn nhất mà Covid-19 mang tới - Ảnh 4.

Các bác sĩ cố gắng gọi cho gia đình người bệnh mỗi ngày để cập nhật tình hình. Nhưng với một dịch bệnh như vậy, mỗi ngày trôi qua cũng không có gì nhiều để mà báo cáo. "Tôi hy vọng phổi của người bệnh sẽ được phục hồi, nhưng e là rất khó," - bác sĩ Farrell thường phải nói như vậy, để thân nhân chuẩn bị trước tinh thần.

Không phải bệnh nhân nào cũng lựa chọn sử dụng máy thở. "Tôi muốn ra đi một cách thoải mái," - bác sĩ Josph Lowy từ Bệnh viện Langone thuộc ĐH New York thuật lại lời một số bệnh nhân. Họ sẽ được đưa vào một căn phòng, và có thể tiêm morphine để giảm đau.

Ở một số bệnh viện khác tại Manhattan, các bác sĩ khi thực hiện cuộc gọi cuối có lúc còn thấy yêu cầu được hát tặng cho bệnh nhân từ người thân. Họ nắm tay bệnh nhân, tay kia đặt chiếc điện thoại kế bên tai, để người hấp hối có thể Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog nghe giọng những người mình thương yêu. Tiếng nhạc vang lên, du dương, sôi nổi, át đi tiếng ho trầm đục của bệnh nhân, người sắp trải qua những thời khắc cuối cùng.

Với bác sĩ Nadeau, chưa bao giờ cô nghĩ sẽ phải đối mặt với những cuộc hội thoại cực kỳ khó khăn với tư cách là một bác sĩ cấp cứu. Vì lý do riêng tư, cô từ chối tiết lộ sâu hơn về những người bệnh đã qua đời trong đêm trực của mình.

Nguồn: NY Times

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét